Nước ngọt có gas đã trở thành loại nước giải khát quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Xuất hiện trong các bữa ăn chính, các bữa tiệc hay những buổi họp mặt gia đình bạn bè. Thậm chí là không vào bất kỳ dịp gì, bạn vẫn có thể nhâm nhi một ly nước giải khát có gas. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi: khí gas trong các loại nước giải khát là khí gì chưa?
Nước có ga chiếm đến 94% thành phần của nước ngọt, có tên gọi hóa học là: Carbon dioxide (CO2). CO2 giúp bổ sung các bọt sủi lấp lánh và đồng thời có vai trò như một chất bảo quản nhẹ. Carbon dioxide là chất khí duy nhất thích hợp với nước ngọt vì nó trơ, không độc hại, và tương đối rẻ tiền cũng như dễ hóa lỏng. Khí CO2 được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất nước giải khát và bia rượu.
Cacbonic (CO2) là một hợp chất, ở điều kiện bình thường có dạng khí trong khí quyển bao gồm một nguyên tử Cacbon và hai nguyên tử Oxi. Khí cacbonic có thể tồn tại ở trạng thái khí, lỏng, rắn. Khí cacbonic là một loại khí phổ biến trong tự nhiên, là sản phẩm của các quá trình cháy, hô hấp.
Trong công nghiệp khí CO2 được điều chế từ các khí sinh ra khi lên men rượu bia, phân hủy chất béo, từ các khí thu được trong sản xuất hóa chất, như sản xuất amoniac hoặc tổng hợp methanol, từ khói các nhà máy công nghiệp đốt than. Khí CO2 được chứa trong các bình sơn đen có chữ màu vàng, khi được cung cấp với số lượng lớn thì chứa trong các tec chứa siêu lạnh.
Đặc biệt lưu ý: Khí CO2 không độc, không gây cháy nổ, tuy nhiên khi nồng độ quá cao sẽ gây nguy hại đến sức khỏe con người vì nó nặng hơn không khí nên có thể tích tụ tại các nơi kín khí. Một đặc điểm là khí CO2 trong bình chứa thường ở thể lỏng, khi chuyển sang thể khí cần được cấp nhiệt. Do đó các van điều tiết khí CO2 phải được gắn thêm bộ phận sấy nhiệt nếu không CO2 sẽ đóng băng bịt kín đường cấp khí.